Thành Phố Tân An

Tân An là thành phố trực thuộc tỉnh Long An, đồng thời còn là tỉnh lỵ của tỉnh này. Thành phố nằm trên trục phát triển của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Tân An được xem là một trong những đô thị vệ tinh của tp.Hồ Chí Minh và là đô thị cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tân An cũng từng là tỉnh lỵ của tỉnh Tân An cũ trước năm 1956.

du lịch Miền tây – Tân An là thành phố trực thuộc tỉnh Long An, đồng thời còn là tỉnh lỵ của tỉnh này. Thành phố nằm trên trục phát triển của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Tân An được xem là một trong những đô thị vệ tinh của tp.Hồ Chí Minh và là đô thị cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tân An cũng từng là tỉnh lỵ của tỉnh Tân An cũ trước năm 1956.

Tân An là đầu mối giao thông quan trọng trong vùng, từ trung tâm thành phố, có quốc lộ 1A đi thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh nơi này Nam Bộ, Quốc lộ 62 dẫn lên vùng Đồng Tháp Mười. Đầu năm 2010, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương đi vào hoạt động, tuyến đường này cắt qua Quốc lộ 62 cách trung tâm thành phố khoảng 4 km, sẽ là một trong những tuyến đường quan trọng tạo động lực cho thành phố phát triển. Đến Tân An, du khách có thể tham quan các di tích lịch sử văn hoá như: bảo tàng Long An, chùa Long Châu, chùa Thiên Khánh,… cùng nhiều địa chỉ hấp dẫn khác.

Thành phố Tân An nằm về phía tây nam Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 47 km và có ranh giới với các đơn vị hành chính như sau:

  • Phía Bắc giáp huyện Thủ Thừa.
  • Phía Đông giáp huyện Tân Trụ và huyện Châu Thành.
  • Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Tiền Giang.

Thành phố có 11 phường và 3 xã với tổng diện tích tự nhiên là 8.192,64 ha, dân số theo số liệu điều tra 2015 là 186.612 người. Trong đó phường 1 là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của Thành phố.

Thành phố Tân An là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật của tỉnh Long An[1]. Thành phố vừa nằm trên tia phát triển của Địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, vừa là cửa ngõ kinh tế của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có trục giao thông chính thuỷ bộ chạy qua trung tâm là Quốc lộ IA, Quốc lộ 62 và sông Vàm Cỏ Tây.

Với vị trí địa lí như trên tạo cho thành phố Tân An có lợi thế so sánh tương đối về địa lý kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Long An nói chung và thành phố Tân An nói riêng.

Thời tiết – Khí hậu
Thành phố Tân An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, nền nhiệt độ cao và ổn định. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình năm là 27,9 °C. Độ ẩm tương đối ổn định trong năm với mức bình quân là 79,2%. Lượng mưa trung bình là 1.532mm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm khoảng 91,7% tổng lượng mưa cả năm.

Thủy văn
Hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn thành phố khá chằng chịt mang sắc thái của vùng đồng bằng sông Cửu Long và chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều của biển Đông. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217– 235 cm, đỉnh triều cực đại tháng 12 là 150 cm. Một chu kỳ triều khoảng 13-14 ngày. Do gần cửa biển, biên độ triều lớn, đỉnh triều vào đầu mùa gió chướng nên sông rạch thường bị xâm nhập mặn.

Về mùa lũ sông Vàm Cỏ Tây vừa chịu ảnh hưởng của thủy triều, vừa chịu ảnh hưởng của lũ ở vùng Đồng Tháp Mười tràn về. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 6 nước sông Vàm Cỏ Tây bị nhiễm mặn. Tháng 5 có độ mặn cao nhất 5,489g/lít, tháng 1 có độ mặn 0,079g/l. Độ pH trong nước sông Vàm Cỏ Tây từ tháng 6 đến tháng 8 khoảng 3,8 – 4,3 nên không thể sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt.

Địa hình
Địa hình Thành phố Tân An mang đặc điểm chung vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Nơi đây địa hình được bồi đắp liên tục và đều đặn dẫn đến sự hình thành đồng bằng có bề mặt bằng phẳng và nằm ngang. Độ cao tuyệt đối biến đổi từ 0,5– 2 m (hệ Mũi Nai) và trung bình là 1-1,6 m. Đặc biệt lộ ra một vùng cát từ Tiền Giang qua Tân Hiệp lên đến Xuân Sanh (Lợi Bình Nhơn) với độ cao thường biến đổi từ 1–3 m.

Hầu hết phần diện tích đất ở hiện hữu không bị ngập úng, rải rác có những điểm trũng dọc theo hai bên bờ sông rạch bị ngập nước về mùa mưa. Nhìn chung địa hình Thành phố tương đối thấp, dễ bị tác động khi triều cường hoặc khi lũ Đồng Tháp Mười tràn về.

Tài nguyên
Tài nguyên nước mặt ở Long An khá phong phú, Sông Vàm Cỏ Tây đoạn chảy qua Tân An có chiều dài 15,8 km, độ sâu trung bình 15 m, nguồn nước chủ yếu do sông Tiền tiếp sang qua kênh Hồng Ngự và kênh Cái Cỏ. Kênh Bảo Định từ sông Vàm Cỏ Tây nối sông Tiền tại TP. Mỹ Tho. Ngoài ra còn có Rạch Chanh, Rạch Châu Phê, Rạch Bình Tâm, Rạch Cần Đốt.

Nhìn chung nguồn nước mặt không thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt do bị nhiễm mặn, phèn và ô nhiễm chất thải. Nước mưa 1.200-1.600 mm/năm là nguồn bổ sung quan trọng cho nguồn nước mặt.

Chất lượng nước ngầm ở Tân An được đánh giá là khá tốt, đủ tiêu chuẩn sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt. Kết quả phân tích một số mẫu nước ngầm ở thành phố cho thấy độ H=5,3-7,8; C=8–200 mg/l; lượng sắt tổng số Fe= 1.28- 41.8 mg/l. Theo số liệu khảo sát và tính toán của liên đoàn 8 địa chất thủy văn, trữ lượng nước ngầm của thành phố Tân An là trên 133.000 m 3 /ngày đêm. Riêng phường Khánh Hậu, thành phố Tân An có mỏ nước khoáng ở độ sâu 400m đang được khai thác.

Đất đai
Đất ở thành phố Tân An biến đổi mạnh theo địa hình. Khoảng 86,13% diện tích đất thuộc nhóm đất phù sa ngọt đang phát triển mạnh, còn lại là diện tích đất phèn. Có thể chia thành 5 loại đất chính như sau:

Đất phù sa đang phát triển tầng mặt giàu hữu cơ là 284,43 ha chiếm 3,47% so với tổng diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trên địa hình trung bình đến hơi cao ở phường Khánh Hậu và xã An Vĩnh Ngãi. Loại đất này thích nghi nhiều loại cây trồng nên có tiềm năng đa dạng hóa rất cao.
Đất phù sa phát triển sâu, điển hình, bão hòa nước ngầm là 4.507,72 ha, chiếm 55,02% diện tích tự nhiên. Đất phát triển từ vật liệu phù sa mới, trầm tích nước ngọt có địa hình cao và phân bố thành các vùng lớn ở khắp địa bàn thành phố. Loại đất này thích nghi nhiều loại cây trồng và có tiềm năng đa dạng hóa cây trồng rất cao.
Đất phù sa phát triển sâu, bảo hòa nước ngầm là 1.994,09 ha chiếm 24,34% tổng diện tích tự nhiên. Mẫu chất là trầm tích phù sa mới, được hình thành và phát triển trong môi trường nước ngọt, phân bố trên địa hình cao, rãi rác trong địa bàn thành phố.
Đất phèn tiềm tàng là 267,43 ha, chiếm 3,26% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố trên địa hình trung bình ở phường Lợi Bình Nhơn, xã Hướng Thọ Phú và dọc sông Vàm Cỏ Tây.
Đất phèn hoạt động là 152,19 ha chiếm 1,86% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở trung tâm xã Hướng Thọ Phú, đất có địa hình trung bình thấp so với chung quanh.
Là một địa bàn hình thành khá lâu nên phần lớn diện tích đất tự nhiên của thành phố Tân An được sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế xã hội. Tuy là tỉnh lị của tỉnh Long An nhưng phần lớn diện tích đất tự nhiên được bố trí cho mục đích nông nghiệp (khoảng 72%). Diện tích đất chuyên dùng chiếm chưa đến 11%. Tổng diện tích đất sử dụng cho đô thị chiếm khoảng 27% tổng diện tích tự nhiên. Mức độ phát triển đô thị trên địa bàn thành phố tương đối thấp, chưa đạt yêu cầu là trung tâm tỉnh lị.

Nhân văn
Hình thành từ cuối thập niên thứ 17 từ nhiều nguồn nên cộng đồng dân cư thành phố Tân An có kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm sản xuất và vốn văn hóa dân gian cũng đa dạng phong phú. Tuy quy mô không lớn nhưng thành phố Tân An cũng khá nổi tiếng ở miền Nam với những nét độc đáo về cảnh sắc, về phong cách sinh hoạt, và là nơi hội tụ văn hóa văn nghệ mang đậm nét bản sắc dân tộc. Đây cũng là nơi có khá nhiều di tích lịch sử văn hóa như lăng Nguyễn Huỳnh Đức và gần 100 ngôi đình chùa, miếu, thánh thất…

Dân số
Dân số thành phố đạt 186.612 người (2015). Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 1989 -1999 là 1,27%, thấp hơn so với mức bình quân của tỉnh (1,55%). Mật độ dân số trung bình của thành phố là 2270 người/km2 (2015) cao gấp 7 lần so với mật độ toàn tỉnh (327 người/km2).

Lao động trong độ tuổi năm 1999 là 71.927 người chiếm tỷ lệ 63% dân số, trong đó lao động trong khu vực I chiếm 28%, lao động trong khu vực II chiếm 13,6% và lao động trong khu vực III chiếm 42% trong tổng số lao động, cho thấy mức độ tham gia sản xuất của khu vực mại – dịch vụ khá cao. Lao động gia tăng bình quân hàng năm khoảng 2.800 người/năm, trong đó lao động thất nghiệp giảm dần từ năm 1991 là 11.034 người (18%) đến năm 1999 còn khoảng 4.479 người (7%).

Leave Comments

0822551055
0822551055